Chuỗi cửa hàng
0854 081 081 8:00h-18:00h
CSKH info@truemotocare.com

Top 10 bộ phận dễ bị hỏng nhất của xe máy

24/10/2023

Xe máy là phương tiện di chuyển hằng ngày của nhiều người, đặc biệt là ở Việt Nam. Do chủ quan nên nhiều người quên mất việc bảo dưỡng định kỳ cho xe máy, nên xe nhanh hư hỏng không đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện. Vậy những bộ phận xe máy dễ bị hỏng của xe máy mà bạn nên bảo dưỡng định kỳ là gì? Cùng True Moto Care tìm hiểu về top 10 bộ phận xe máy dễ bị hỏng nhé.

Bugi là bộ phận xe máy dễ hỏng nhất

Đây là bộ phận xe máy dễ bị hỏng nhất của xe máy. Sử dụng một thời gian thì bugi rất dễ xảy ra tình trạng không thể đánh điện để châm lửa cho buồng đốt. Bugi thường xuyên hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao lên tới 2500 độ C, nếu không bảo dưỡng định kỳ sẽ xuất hiện mụi than bám trên bugi, đầu sứ bị vỡ hoặc đầu cực bị mòn. Dẫn đến tình trạng xe khó đề nổ, làm cho động cơ bị yếu đi và còn bị hao xăng.

Ngoài ra, hiện tượng hỏng bugi còn do nhiều nguyên nhân khác như: Bugi lâu ngày không vệ sinh, xe bị ngập nước, bị rò rỉ dầu vào bugi.

Xem thêm: Phụ tùng xe máy chính hãng, uy tín tại TP.HCM

Bugi là bộ phận dễ bị hỏng của xe máy

Bugi là bộ phận dễ bị hỏng của xe máy

Dầu nhớt

Dầu nhớt là thành phần quan trọng của xe, giúp duy trì khả năng vận hành của xe. Trong quá trình sử dụng, nhiều người chỉ nhớ đến việt nhớ đến việc thay nhớt mà quên đi việc thay dầu cho xe máy.

Theo chuyên gia khuyến cáo rằng, khi xe đi được khoảng 1500 km thì bạn nên đi bảo dưỡng định kỳ cho xe, thay cả dầu lẫn nhớt. Riêng dòng xe ga có 2 loại dầu, dầu máy và dầu hộp số. Sau 3 lần thay dầu máy thì bạn nên thay dầu láp một lần. Việc bảo dưỡng định kỳ dầu nhớt cho xe sẽ giúp cho xe được làm sạch, hạn chế động cơ bị mòn đồng thời bụi, cặn bẩn sẽ bị cuốn trôi, giúp cho xe tiết kiệm được nhiên liệu.

Xem thêm: Khi nào bạn nên thay nhớt cho xe máy?

Lốp xe

Lốp xe là bộ phận xe máy nhanh bị hao mòn nhất vì thường xuyên phải tiếp xúc với mặt đường khi di chuyển. Tình trạng lốp xe bị mòn, nứt, thủng có thể xảy ra bất ngờ do bạn không kiểm tra thường xuyên. Tình trạng này xảy ra sẽ làm xe bị mất cân bằng do lốp xe khó bám đường gây trơn trượt và gây mất an toàn cho người điều khiển xe máy.

Lốp xe máy bị mòn

Lốp xe máy bị mòn

Dây Curoa

Đối với các dòng xe tay ga như Vairio, AB hay Vision thì sau một thời gian dài sử dụng thì bụi bẩn cùng với mạt sẽ xuất hiện do được tích tụ trong hộp đai. Nó bám vào đai truyền động.

Khi động cơ hoạt động, dây Curoa sẽ bị ma sát khi quay nên dễ bị bào mòn. Bề mặt bị bào mòn sẽ làm cho khích thước giữa các bề mặt tiếp xúc giảm, gây hiệu quả truyền lực không cao.

Dây Curoa bị đứt

Dây Curoa bị đứt

Ngoài ra, khi nhiệt năng sinh ra vì sự ma sát  sẽ làm bề mặt của dây Curoa bị chai cứng và có khả năng bị nứt dây. Vì vậy việc bảo dưỡng định kỳ bộ phận xe máy này rất quan trọng. Dây Curoa theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì nên kiểm tra sau khi di chuyển được 8000 km và thay mới sau khi di chuyển khoảng 20 000 km.

Bố thắng

Theo thời gian sử dụng, bộ thắng của xe máy cũng sẽ bị mòn dần. Để đảm bảo an toàn khi điều khiển xe máy thì người sử dụng cần tới các cửa hàng sửa xe uy tín để siết chặt hơn ngay khi bố thắng kém nhạy hoặc bị lờn.

Bố thắng xe máy bị hao mòn

Bố thắng xe máy bị hao mòn

Lọc gió

Lọc gió giữ nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đi qua phần họng ga. Sau đó, không khí sẽ hòa trộn với nhiên liệu tạo nên hỗn hợp trong buồng đốt. Hỗn hợp này sẽ được đốt cháy để tạo ra công suất.

Theo tính toán của nhà sản xuất, những chiếc xe nguyên bản thường là dạng lọc giấy để lọc lượng không khí vừa đủ. Nên khi bạn sử dụng xe máy thời gian dài thì lọc gió sẽ dễ bị hỏng vì bụi bám bẩn vào lọc gí làm cho lượng gió không thể lưu thông vào bên trong.

Lọc gió là bộ phận xe máy cần kiểm tra tránh trường hợp bị bám bẩn

Lọc gió là bộ phận xe máy cần kiểm tra tránh trường hợp bị bám bẩn

Nhông sên đĩa

Nhông sên đĩa giữ vai trò quan trọng trong quá trình xe chuyển động. Giúp xe di chuyển trơn tru hơn. Đặc biệt với các dòng xe côn như: Raider, Sirius, WInner, Raider…

Nếu không bảo dưỡng cẩn thận, bộ phận xe máy này rất dễ bị hỏng bởi vì sự hao mòn răng của nhông xích hoặc xích bị trùng do thường xuyên phải tăng tốc. Lúc đó xe sẽ khó khăn hơn khi tăng tốc và phát ra tiếng lạch cạch, xe bị ì.

Bộ điều khiển trung tâm (ECU)

Bộ điều khiển trung tâm ECU thường được lắp đặt ở những dòng xe hiện đại mới nhất, được xử lí bằng điện tử tinh vi và chính xác hơn xo với bộ chế hòa khí. Mặc dù vậy, Bộ điều khiển trung tâm vẫn không hoàn toàn lý tưởng, vì cấu tạo phức tạp nên chỉ cần lỗi nhỏ thôi thì có thể làm cho hệ thống xe bị tê liệt.

Hệ thống điện

Hệ thống điện của xe máy gồm có: Bình ắc quy, IC, May phát và bộ phát. Hệ thống điện có thể bị xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng. Lúc đó sẽ dẫn đến tình trạng xe đề không nổ.

Đối với dòng xe ga, khi xe đề không nổ có thể do nguyên nhân bình ắc quy bị hỏng. Đối với các dòng moto phân khối lớn thì việc khởi động xe còn khó khăn hơn rất nhiều nếu xe bị hỏng hệ thống điện.

Bình ắc quy bị hết điện hoặc yếu

Bình ắc quy bị hết điện hoặc yếu

Để tránh những hậu quả đó, chủ xe nên bảo trì thường xuyên, đặc biệt là những ai thường xuyên sử dụng xe máy, đi đường xa hoặc hay đi vào những con đường gập ghềnh. Vừa đảm bảo an toàn cho bạn vừa tiết kiệm chi phí và tiết kiệm xăng.

Bộ nồi xe máy

Nồi xe máy là bộ ly hợp của xe, nằm giữa hộp số và dộng cơ. Giữ vai trò giúp cho xe máy hoạt động một cách ổn định nhất. Sau một thời gian sử dụng thì bộ nồi xe máy sẽ bị mòn đồng thời các lò xo cũng yếu đi. Lúc đó các bộ phận xe máy của nồi xe sẽ trượt lên nhau làm giảm khả năng truyền công suất.

Ngoài ra khi bộ nồi xe máy gặp vấn đề sẽ gây ra hiện tượng nóng máy, phát ra tiếng kêu lạ và gây hao xăng. Vậy nên khi vệ sinh nồi xe máy sẽ khắc phục những hiện tượng như: xe bị ì máy, xe đi không êm, hao xăng, đầu xe rung lắc khi lên ga.

Để trang bị cho mình nhiều kiến thức hữu ích về xe máy, theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhé.